25 C
Hanoi
Thứ Hai, Tháng Năm 6, 2024
spot_img

3 “sát thủ” âm thầm bào mòn năng lực não bộ

Charles Duhigg – tác giả cuốn sách The Power of Habit (tựa Việt: Sức mạnh của thói quen), cho biết: “Theo các nhà khoa học, sở dĩ thói quen được hình thành, là do não người liên tục tìm kiếm nhiều con đường, nhiều cách thức để tiết kiệm công sức, nhằm dành năng lượng cho các nhiệm vụ khác”. Tuy nhiên, có 3 thói quen thường gặp, dễ mắc, gây ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng làm việc của não bộ và kiềm hãm năng lực tư duy.

Ngủ ít

Theo Matthew Walker – Giáo sư thần kinh học và tâm lý học tại Đại học California (Mỹ), thói quen ngủ ít, hay làm việc thâu đêm dẫn đến thiếu ngủ, sẽ cản trở tiến trình tạo lập trí nhớ mới của não. Nếu bản thân rơi vào tình trạng thiếu ngủ hoặc thậm chí không ngủ, vùng thu nhận trí nhớ của não sẽ ngưng hoạt động. Nói một cách ngắn gọn, nếu có thói quen ngủ ít, hoặc thường xuyên rơi vào tình trạng thiếu ngủ, bạn sẽ thấy mình kém sáng suốt hơn thấy rõ.

Ăn quá nhiều đồ ngọt

Một nghiên cứu mang tên Diabetes and Cognitive Impairment trên các bệnh nhân tiểu đường lâu năm đã ghi nhận tình trạng tổn thương não tăng dần theo thời gian, gây suy giảm khả năng học tập, trí nhớ, tốc độ vận động và các chức năng khác liên quan đến sự nhận thức. Theo nghiên cứu, các tác động tiêu cực này là do sự kết hợp của nhiều yếu tố, từ tăng đường huyết, tăng huyết áp, kháng insulin cho đến tăng cholesterol.

Bên cạnh đó, các nghiên cứu khác cũng cho thấy, chế độ ăn quá nhiều đường cũng làm giảm BDNF – một protein cần thiết cho quá trình tạo lập mới trí nhớ và học tập. Đồng thời, suy giảm mức độ BDNF cũng gắn liền với bệnh mất trí nhớ và Alzheimer.

Stress kéo dài

Một nghiên cứu từ Trường Đại học Iowa (Mỹ) đã tìm ra mối quan hệ giữa mức độ căng thẳng với sự thay đổi trí nhớ ngắn hạn ở trung tâm não của chuột nhiều tuổi trong phòng thí nghiệm. Trên thực tế, căng thẳng, nhất là căng thẳng kéo dài, tác động tiêu cực đến trí nhớ, khiến việc nhớ những thứ đơn giản trở thành một trở ngại lớn.

Ngoài ra, căng thẳng kéo dài cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kể cả sức khỏe tinh thần. Theo nghiên cứu The impact of stress on body function: A review năm 2017, căng thẳng kéo dài cũng có thể ảnh hưởng đến trí nhớ, lòng tự trọng, sức tập trung cũng như các khía cạnh khác của hoạt động học tập và nhận thức, .

Nếu chưa có các thói quen này, hãy tránh xa chúng! Còn nếu chẳng may đã mắc phải các thói quen này, hãy sớm loại bỏ chúng, bởi đây là cách dễ dàng để cải thiện năng lực tư duy của bạn, thay vì phải tốn công tham gia khóa học phát triển bản thân hay cố gắng đọc 100 quyển sách/năm.

Theo Doanh Nhân Sài Gòn Online

Related Articles

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

15,018Thành viênThích
183Người theo dõiTheo dõi
- Advertisement -spot_img

Bài viết mới nhất