33 C
Hanoi
Chủ Nhật, Tháng Tư 28, 2024
spot_img

Việt Nam là 1 trong 16 quốc gia đa dạng sinh học cao nhất thế giới

“Đánh giá Đa dạng Sinh học tại Việt Nam” công bố ngày 1/11/2021 cho thấy Việt Nam có đa dạng sinh học cao nhưng đang bị suy thoái do hoạt động khai thác quá mức.

Báo cáo được Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) và Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng Sinh học (BCA) công bố.

Theo đó Việt Nam là một trong 16 quốc gia sở hữu sự đa dạng sinh học cao nhất thế giới. Hơn 50.000 loài đã được xác định trong đó có 20.000 loài thực vật trên cạn và dưới nước, 10.500 động vật trên cạn, 2.000 loài động vật không xương sống và cá nước ngọt, cùng hơn 11.000 loài sinh vật biển.

Báo cáo nêu, cũng như nhiều quốc gia khác, Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng suy thoái đa dạng sinh học ngày càng lớn. Trong đó hoạt động sản xuất của con người (sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản…) ảnh hưởng rất lớn đối với suy giảm đa dạng sinh học tại Việt Nam.

Từ các dữ liệu phân tích, báo cáo cho thấy 21% các loài thú, 6,5% các loài chim, 19% các loài bò sát, 24% các loài lưỡng cư, 38% các loài cá… đã bị đe doạ.

Cầy hương bị mắc bẫy dây Khu bảo tồn Sao la tỉnh Thừa Thiên-Huế. Ảnh: WWF
Cầy hương bị mắc bẫy dây Khu bảo tồn Sao la tỉnh Thừa Thiên-Huế. Ảnh: WWF

Trong gần 20 năm trở lại đây, các khu vực có rừng là sinh cảnh bị ảnh hưởng nhiều nhất với hơn 10.544 km2 diện tích đất rừng đã bị mất, chủ yếu do chuyển đổi thành đất rừng trồng và đất trồng cây ăn quả. Khoảng 2,8 triệu ha rừng tự nhiên đã bị mất do chuyển đổi sang phát triển các loài cây trồng thương mại khác.

Đây là báo cáo đầu tiên trong chuỗi các hoạt động đánh giá khoa học chỉ ra hiện trạng tổng quan về đa dạng sinh học tại Việt Nam, phân tích một số những nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp dẫn tới sự suy giảm đa dạng sinh học. Từ đó, khuyến nghị các mô hình chuyển đổi có tính tích cực cho thiên nhiên và con người trong tương lai.

Ông Vương Quốc Chiến, WWF-Việt Nam cho rằng, giải quyết các nguyên nhân cốt lõi bằng cách lồng ghép đa dạng sinh học trong tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh tế đang được xem là một trong những xu hướng tất yếu. Trong đó, các doanh nghiệp sản xuất được xem là những nhân tố quan trọng đóng góp để tạo ra sự thay đổi này. “Năng lực, nhận thức và sự chủ động của các doanh nghiệp khi tham gia các mô hình cam kết tự nguyện hướng đến sản xuất bền vững sẽ là yếu tố then chốt để góp phần phục hồi đa dạng sinh học của Việt Nam”, ông Chiến nói.

SourceVnExpress

Related Articles

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

15,018Thành viênThích
183Người theo dõiTheo dõi
- Advertisement -spot_img

Bài viết mới nhất