19 C
Hanoi
Thứ Bảy, Tháng Hai 17, 2024
spot_img

Người phụ nữ Việt Nam đầu tiên làm tổng biên tập

Trong chặng đường đầu của báo chí quốc ngữ Việt Nam, phụ nữ tham gia chưa nhiều nhưng có vai trò không nhỏ. Lịch sử từng trang trọng ghi nhận tên tuổi, sự nghiệp một nữ chủ bút nổi tiếng – nhà thơ Sương Nguyệt Anh.

Sương Nguyệt Anh tên thật là Nguyễn Ngọc Khuê (có nơi ghi là Nguyễn Xuân Khuê hay Nguyễn Xuân Hạnh), sinh ngày 8/3/1864 tại Ba Tri (Bến Tre). Bà là con gái thứ tư của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu và được sinh ra vào thời kỳ nhà thơ về Bến Tre nương mình “cho tròn phận tóc da” trong những ngày chạy giặc.

Năm 1917, bà được một nhóm chí sĩ ái quốc mời ra làm chủ bút tờ báo Nữ giới chung (Tiếng chuông của nữ giới) – tờ báo đầu tiên của phụ nữ Việt Nam. Tòa soạn báo đặt tại số nhà 15 đường Taberd, Sài Gòn (nay là đường Nguyễn Du, quận 1, TP.HCM). Ngày 1/2/1918, tờ báo ra số đầu tiên và bà chính thức trở thành nữ chủ bút đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.

Suốt hơn hai chục số báo, bà dành trọn cả tâm huyết và tài năng của mình để góp phần chấn hưng tinh thần nữ giới nước nhà. Bà có vai trò rất lớn trong việc làm thức tỉnh và cổ vũ các độc giả nữ trước thời thế mới, làm đa dạng, phong phú, hoàn thiện thêm nền báo chí non trẻ của Việt Nam khi đó, đồng thời tạo tiền đề tốt cho hàng loạt báo chí về phụ nữ sau này xuất hiện như Phụ nữ tân văn, Phụ nữ thời đàm…

Đến tháng 7/1918, tờ Nữ giới chung phải đình bản, bà lại về Ba Tri, theo gương cha ngày trước – dạy học, bốc thuốc và sáng tác thơ văn cho tới ngày tạ thế (9/1/1922).

Bằng tất cả tài năng, tâm huyết, suốt đời phấn đấu vì sự nghiệp chung, Sương Nguyệt Anh đã để lại trong tâm trí người Việt Nam hình ảnh đẹp về một nữ chủ bút đầu tiên, một nhà thơ đa tài và một người tiên phong trong cuộc sống đấu tranh vì quyền lợi, địa vị của phụ nữ nước nhà.

Theo Doanh Nhân Sài Gòn Online

Related Articles

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

15,018Thành viênThích
183Người theo dõiTheo dõi
- Advertisement -spot_img

Bài viết mới nhất